Carlo Emilio Gadda [Ý, 1893-1973 ] – trích tiểu thuyết ”Quer pasticciaccio brutto de via Merulana”/”Sự rắc rối khủng khiếp ở đường Merulana”

Trong minh triết và sự bần đạm mang màu sắc vùng Molise của ông, bác sĩ Ingravallo, kẻ dường như sống trên sự im lặng và ngủ dưới cánh rừng rậm đen tối của mớ tóc bù rối ấy, bóng loáng như nhựa hắc ín và uốn xù như lông cừu vùng Astrakan, trong minh triết của ông, đôi khi ông đã làm gián đoạn sự im lặng và giấc ngủ này để phát xướng một ý tưởng mang tính lý thuyết nào đó (một ý tưởng tổng quát, đúng ra là thế) về những sự vụ của nam giới, và của nữ giới. Thoạt nhìn, hay đúng hơn, thoạt nghe, những điều này có vẻ là những chuyện tầm phào. Chúng đã chẳng phải là chuyện tầm phào. Và vì thế, những lời tuyên bố chớp nhoáng ấy, vỡ ra trên môi ông như ánh chớp loè bất chợt từ một que diêm sinh, đã được làm tái sinh trong đôi tai của những con người ở cách xa nhiều giờ, hay nhiều tháng, từ chính sự phát ngôn của họ: chừng như sau một thời kỳ ấp ủ đầy bí mật. ‘Vâng!’ con người được tiếp cận đã thú nhận, ‘Điều đó hoàn toàn đúng là những gì Inngravallo đã nói với tôi.’ Ông khăng khăng về một điều, giữa những điều khác, rằng những tai hoạ bất khả tiên đoán thì không bao giờ là hậu quả hay hệ quả, nếu bạn thích dùng từ này hơn, của một tác nhân lẻ loi, của một nguyên nhân đơn thuần; nhưng đúng hơn chúng giống như một con trốt, một điểm trong cơn lốc xoáy của sự tiêu trầm trong ý thức của thế giới, mà một tổng hợp bội trương của những nguyên nhân đan chéo nhau đã cùng gây nên. Ông cũng đã sử dụng những từ ngữ khác như ‘nùi rối’ hay ‘mớ bòng bong’, hay ‘đùm lộn xộn’, hay gnommero, một chữ trong phương ngữ Roman nghĩa là ‘búi sợi’. Nhưng thuật ngữ mang tính pháp lý, ‘tác nhân, những tác nhân’, chỉ được thốt ra theo kiểu thuận miệng, dù có lẽ như đi ngược lại ý muốn của ông. Ý kiến rằng chúng ta phải ‘cải cách ngay trong chính chúng ta cái ý nghĩa về phạm trù của nguyên nhân,’ như đã được trao truyền bởi các triết gia từ Aristotle đến Immanuel Kant, và ý kiến rằng phải thay thế nguyên nhân bằng nhiều nguyên nhân, đối với ông, là một ý kiến then chốt, kiên định, hầu như một sự xác quyết, tan chảy từ cặp môi đầy đặn, nhưng khá bệch bạc của ông, nơi mẩu thừa của điếu thuốc hút dở dường như, lung lay ở khoé miệng, để đánh nhịp với vẻ ngái ngủ của tia mắt ông và cái nhếch mép, nửa chua chát, nửa hoài nghi, qua đó, bằng thói quen ‘cố hữu’, ông chỉnh lại hạ phần của khuôn mặt bên dưới giấc ngủ của vầng trán và đôi mí mắt và mớ tóc bù rối đen nhẫy ấy. Ông định nghĩa những tội phạm ‘của ông’ như thế này, một cách chính xác như thế này. ‘Khi họ gọi tôi … Vâng. Nếu họ gọi tôi, bạn cứ cầm chắc là có vấn đề: một mớ bòng bong nào đó, một thứ gliuommeronào đó cần phải tháo gỡ,’ hẳn ông sẽ nói như vậy, trộn lẫn các phương ngữ của vùng Napoli và vùng Molise vào tiếng Ý.

Nhân tố hiển nhiên, nhân tố chủ yếu thì, tất nhiên, đơn giản. Nhưng tội phạm là hệ quả của một danh sách đầy ắp những nhân tố thổi vào đó như một con trốt (như mười sáu ngọn gió trong danh sách của những ngọn gió khi chúng xoắn vào nhau thành một cơn gió xoáy, trong một vùng áp thấp của trận cuồng phong) và đã kết thúc bằng cách xô đẩy cái ‘lý trí thế nhân’ yếu đuối vào con trốt của tội phạm. Như vặn cổ một con gà. Và rồi ông thường nói, nhưng với một chút chán chường, ‘bạn chắc chắn sẽ tìm thấy những cái váy nơi bạn không muốn tìm thấy chúng.’ Một kiểu cải biên lỗi thời của thành ngữ ‘cherchez la femme.’ Và rồi ông có vẻ hối tiếc, như thể ông đã thoá mạ các phụ nữ, và muốn thay đổi ý kiến. Nhưng điều đó đặt ông vào những sự khó khăn. Vậy nên ông giữ im lặng và lộ vẻ đăm chiêu, sợ rằng ông đã nói quá nhiều. Điều ông đã muốn đề cập là một nhân tố có hiệu lực nào đó, một số lượng nào đó hay, như bạn thường nói trong thời buổi này, một định lượng, một quantum, của sự hiệu quả, của ‘dâm tính’, cũng đã dự phần ngay cả vào trong ‘những chủ đích lợi thú’, trong những tội phạm được nhìn thấy hiển nhiên là xảy ra quá xa bên ngoài những cơn bão ái tình. Vài người đồng nghiệp, những kẻ có vẻ hơi ganh tỵ đôi chút với những trực giác của ông, một vài giáo sĩ, những kẻ giáp mặt nhiều hơn với đủ thứ xấu xa của thời đại chúng ta, vài sĩ quan cấp úy, vài thư ký, và ngay cả thượng cấp của ông, cũng khăng khăng rằng ông đã đọc những cuốn sách quái đản: từ đó ông đã rút ra những từ ngữ vô nghĩa, hay hầu như vô nghĩa, nhưng lại có hiệu lực tốt hơn những từ ngữ khác để làm choáng váng những kẻ ngây thơ, khờ khạo. Bộ thuật ngữ của ông chỉ dành cho đám bác sĩ trong nhà thương điên. Trái lại, hành động thực tiễn cần điều gì khác hơn kìa! Những ý niệm và trò triết lý là để cho đám viết lách lăng nhăng: kinh nghiệm thực tế của những trạm cảnh sát và đội đặc nhiệm về tội sát nhân là điều hoàn toàn khác hẳn: nó cần thực nhiều lòng kiên nhẫn, và lòng nhân đạo, và sự gan dạ; và khi toàn bộ cuộc đấu súng của những người Ý chẳng phải là trò giỡn chơi, thì một ý thức về trách nhiệm, sự quyết định cấp tốc, việc dàn xếp dân sự: vâng, vâng, và sự mạnh tay nữa. Đối với ông, đối với Don Ciccio, những sự phản đối này, chỉ theo kiểu như vậy, chẳng có hiệu quả gì; ông vẫn tiếp tục ngủ đứng trên hai chân, triết lý trên cái bao tử rỗng, và giả vờ hút điếu thuốc nửa chừng mà đã, luôn luôn, tắt lửa

Nella sua saggezza e nella sua povertà molisana, il dottor Ingravallo, che pareva vivere di silenzio e di sonno la giungla nera di quella parrucca, lucida come pece e riccioluta come d’agnello d’Astrakan, nella sua saggezza interrompeva talora codesto sonno e silenzio per enuciare qualche tereotica idea (idea generale s’intende) sui casi degli uomini: e delle donne. A prima vista, cioè al primo udirle, sembravano banalità. Non erano banalità. Così quei rapidi enunciati, che facevano sulla sua bocca il crepitio improvviso d’uno zolfanello illuminatore, rivivevano poi nei timpani della gente a distanza di ore, o di mesi, dalla enunciazione: come dopo un misterioso tempo incubatorio. ‘Già!’ riconosceva l’interessato: ‘il dottor Ingravallo me l’avera pur detto.’ Sosteneva, fra l’altro, che le inopinate catastrofi non sono mai la conseguenza o l’effetto che dir si voglia d’un unico motivo, d’una causa al singolare: ma sono come un vortice, un punto di depressione ciclonica nella coscienza del mondo, verso cui hanno cospirato tutta una molteplicità di causali convergenti. Diceva anche nodo o groviglio, o garbuglio, o gnommero, che alla romana vuol dire gomitolo. Ma il termine giuridico ‘le causali, la causale’ gli sfuggiva preferentemente di bocca: quasi contro sua voglia. L’opinione che bisognasse ‘riformare in noi il senso della categoria di causa’ quale avevamo dai filosofi, da Aristotele o da Emmanuele Kant, e sostituire alla causa le cause era in lui una opinione centrale e persistente: una fissazione, quasi: che gli evaporava dalle labbra carnose, ma piuttosto bianche, dove un mozzicone di sigaretta spenta pareva, pencolando da un angolo, accompagnare la sonnolenza dello sguardo e il quasi-ghigno, tra amaro e scettico, a cui per ‘vecchia’ abitudine soleva atteggiare la metà inferiore della faccia, sotto quel sonno della fronte e delle palpebre e quel nero pìceo della parrucca. Così, proprio così, avveniva dei ‘suoi’ delitti. ‘Quanno me chiammeno! … Già. Si me chiammeno a me … può sta ssicure ch’è nu guaio: quacche gliuommero … de sberretà … ‘ diceva, contaminando napolitano, molisano, e italiano.

La causale apparente, la causale principe, era sì, una. Ma il fattaccio era l’effetto di tutta una rosa di causali che gli eran soffiate addosso a molinello (come i sedici venti della rosa dei venti quando s’avviluppano a tromba in una depressione ciclonica) e avevano finito per strizzare nel vortice del delitto la debilitata ‘ragione del mondo.’ Come si storce il collo a un pollo. E poi soleva dire, ma questo un po’ stancamente, ‘ch’i’ femmene se retroveno addo’ n’i vuò truvà.’ Una, tarda riedizione italica del vieto ‘cherchez la femme.’ E poi pareva pentirsi, come d’aver calunniato ‘e femmene, e voler mutare idea. Ma allora si sarebbe andati nel difficile. Sicché taceva pensieroso, come temendo d’aver detto troppo. Voleva significare che un certo movente affettivo, un tanto o, direste oggi, un quanto di affettività, un certo ‘quanto di erotia,’ si mescolava anche ai ‘casi d’interesse,’ ai delitti apparentemente più lontani dalle tempeste d’amore. Qualche collega un tantino invidioso delle sue trovate, qualche prete più edotto dei molti danni del secolo, alcuni subalterni, certi uscieri, i superiori, sostenevano che leggesse dei libri strani: da cui cavana tutte quelle parole che non vogliono dir nulla, o quasi nulla, ma servono come non altre ad accileccare gli spovveduti, gli ignari. Erano questioni un po’ da manicomio: una terminologia da medici dei matti. Per la pratica ci vuol altro! Il fumi e le filosoficherie son da lasciare ai trattatisti: la pratica dei commissariati e della squadra mobile è tutt’un altro affare: ci vuole della gran pazienza, della gran carità: uno stomaco pur anche a posto: e, quando non traballi tutta la baracca dei taliani, senso di responsabilità e decisione sicura, moderazione civile; già: già: e polso fermo. Di queste obiezioni così giuste lui, don Ciccio, non se ne dava per inteso: seguitava a dormire in piedi, a filosofare a stomaco vuoto, e a fingere di fumare la sua mezza sigheretta, regolarmente spenta.

Hoàng-Ngọc Tuấn dịch