Anton Mikhailovich nhổ nước bọt, nói “hừ”, nhổ nước bọt một lần nữa, nói “hừ” một lần nữa, lại BÀI GIAO HƯỞNG SỐ 2 BÀI GIAO HƯỞNG SỐ 2 Anton Mikhailovich nhổ nước bọt, nói “hừ”, nhổ nước bọt một lần nữa, nói “hừ” một lần nữa, lại nhổ nước bọt, lại nói “hừ”, rồi bước đi. Mặc kệ hắn, thằng chết tiệt. Tốt hơn tôi nên nói về Il’ya Pavlovich. Il’ya Pavlovich sinh năm 1893 tại Constantinople. Khi hắn còn là một đứa trẻ, hắn được đem đến Petersburg và, như một người hùng, hắn hiên ngang bước vào trường Đức ngữ trên đường Kirochnaya. Rồi hắn làm việc trong một tiệm bán hàng nào đó, rồi hắn làm một việc gì khác, và khi cuộc cách mạng bắt đầu thì hắn di cư ra nước ngoài. Ừ thì mặc kệ hắn, thằng chết tiệt. Tốt hơn tôi nên nói về Anna Ignat’evna. Nhưng nói về Anna Ignat’evna thì không quá đơn giản. Thứ nhất là tôi không biết gì về ả và thứ nhì là bây giờ tôi té ra khỏi cái ghế và quên trớt tôi định nói cái gì. Tốt hơn tôi nên nói về chính tôi vậy. Tôi thuộc vào loại cao lớn, khá thông minh, tôi ăn mặc bóng loáng với chút ít điệu đàng, tôi không nhậu nhẹt, tôi không đánh cá ngựa, nhưng tôi ưa theo đuổi các phụ nữ. Và các phụ nữ không tránh né tôi. Thậm chí họ thích thú khi tôi cợt nhả với họ. Serafima Izmailovna thường mời tôi đến nhà và Zinaida Yakovlevna thường nói rằng cô ả lúc nào cũng vui khi gặp tôi. Nhưng giữa tôi và Marina Pavlovna có một sự kiện lý thú mà tôi muốn kể cho các bạn nghe. Đó là một sự kiện hoàn toàn bình thường thôi, nhưng lại là một sự kiện lý thú bởi vì, nhờ tôi, Marina Pavlovna bị hói đầu đến trọc lóc, giống như lòng bàn tay của quý vị vậy. Câu chuyện xảy ra như thế này: một hôm nọ tôi đến nhà Marina Pavlovna và đùng một cái! – ả bị hói đầu. Và câu chuyện chỉ có thế. (1941) ——— Dịch từ bản Anh ngữ: “Symphony No.2”, trong Daniil Kharms, Incidences, trans. Neil Cornwell (London: Serpent’s Tail / five-star edition, 2006), 150. Anton Mikhailovich nhổ nước bọt, nói “hừ”, nhổ nước bọt một lần nữa, nói “hừ” một lần nữa, lại nhổ nước bọt, lại nói “hừ”, rồi bước đi. Mặc kệ hắn, thằng chết tiệt. Tốt hơn tôi nên nói về Il’ya Pavlovich. Il’ya Pavlovich sinh năm 1893 tại Constantinople. Khi hắn còn là một đứa trẻ, hắn được đem đến Petersburg và, như một người hùng, hắn hiên ngang bước vào trường Đức ngữ trên đường Kirochnaya. Rồi hắn làm việc trong một tiệm bán hàng nào đó, rồi hắn làm một việc gì khác, và khi cuộc cách mạng bắt đầu thì hắn di cư ra nước ngoài. Ừ thì mặc kệ hắn, thằng chết tiệt. Tốt hơn tôi nên nói về Anna Ignat’evna. Nhưng nói về Anna Ignat’evna thì không quá đơn giản. Thứ nhất là tôi không biết gì về ả và thứ nhì là bây giờ tôi té ra khỏi cái ghế và quên trớt tôi định nói cái gì. Tốt hơn tôi nên nói về chính tôi vậy. Tôi thuộc vào loại cao lớn, khá thông minh, tôi ăn mặc bóng loáng với chút ít điệu đàng, tôi không nhậu nhẹt, tôi không đánh cá ngựa, nhưng tôi ưa theo đuổi các phụ nữ. Và các phụ nữ không tránh né tôi. Thậm chí họ thích thú khi tôi cợt nhả với họ. Serafima Izmailovna thường mời tôi đến nhà và Zinaida Yakovlevna thường nói rằng cô ả lúc nào cũng vui khi gặp tôi. Nhưng giữa tôi và Marina Pavlovna có một sự kiện lý thú mà tôi muốn kể cho các bạn nghe. Đó là một sự kiện hoàn toàn bình thường thôi, nhưng lại là một sự kiện lý thú bởi vì, nhờ tôi, Marina Pavlovna bị hói đầu đến trọc lóc, giống như lòng bàn tay của quý vị vậy. Câu chuyện xảy ra như thế này: một hôm nọ tôi đến nhà Marina Pavlovna và đùng một cái! – ả bị hói đầu. Và câu chuyện chỉ có thế. (1941) ——— Dịch từ bản Anh ngữ: “Symphony No.2”, trong Daniil Kharms, Incidences, trans. Neil Cornwell (London: Serpent’s Tail / five-star edition, 2006), 150. nhổ nước bọt, lại nói “hừ”, rồi bước đi. Mặc kệ hắn, thằng chết tiệt. Tốt hơn tôi nên nói về Il’ya Pavlovich.
Il’ya Pavlovich sinh năm 1893 tại Constantinople.
Khi hắn còn là một đứa trẻ, hắn được đem đến Petersburg và, như một người hùng, hắn hiên ngang bước vào trường Đức ngữ trên đường Kirochnaya. Rồi hắn làm việc trong một tiệm bán hàng nào đó, rồi hắn làm một việc gì khác, và khi cuộc cách mạng bắt đầu thì hắn di cư ra nước ngoài. Ừ thì mặc kệ hắn, thằng chết tiệt. Tốt hơn tôi nên nói về Anna Ignat’evna.
Nhưng nói về Anna Ignat’evna thì không quá đơn giản. Thứ nhất là tôi không biết gì về ả và thứ nhì là bây giờ tôi té ra khỏi cái ghế và quên trớt tôi định nói cái gì. Tốt hơn tôi nên nói về chính tôi vậy.
Tôi thuộc vào loại cao lớn, khá thông minh, tôi ăn mặc bóng loáng với chút ít điệu đàng, tôi không nhậu nhẹt, tôi không đánh cá ngựa, nhưng tôi ưa theo đuổi các phụ nữ. Và các phụ nữ không tránh né tôi. Thậm chí họ thích thú khi tôi cợt nhả với họ. Serafima Izmailovna thường mời tôi đến nhà và Zinaida Yakovlevna thường nói rằng cô ả lúc nào cũng vui khi gặp tôi. Nhưng giữa tôi và Marina Pavlovna có một sự kiện lý thú mà tôi muốn kể cho các bạn nghe. Đó là một sự kiện hoàn toàn bình thường thôi, nhưng lại là một sự kiện lý thú bởi vì, nhờ tôi, Marina Pavlovna bị hói đầu đến trọc lóc, giống như lòng bàn tay của quý vị vậy. Câu chuyện xảy ra như thế này: một hôm nọ tôi đến nhà Marina Pavlovna và đùng một cái! – ả bị hói đầu. Và câu chuyện chỉ có thế.
